Lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó thoát, mẹ Bắp lần này đã đi quá giới hạn rồi! Thông tin mới rò rỉ khiến không ít người bất ngờ, nhưng cũng không thiếu kẻ vỗ tay hưởng ứng sự “kết thúc” này.

Với góc nhìn của anh Phạm Trường Sơn – Giám đốc Quỹ Tình Thân, kiêm chủ tịch cộng đồng phi lợi nhuận miền Nam, đây là bài học về sự minh bạch và vấn đề “cần câu” bền vững.

Từ thiện từ người nổi tiếng (KOL, KOC, celeb) đang là cách kêu gọi hiệu quả, đôi khi vượt cả tổ chức lớn. Theo anh, đây có phải tín hiệu tích cực không?  

Tôi cho rằng đây là một xu hướng tốt, bởi những người có sức ảnh hưởng có thể tận dụng uy tín cá nhân để giúp đỡ cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu như năm nào các cá nhân kêu gọi từ thiện cũng vướng vào những tranh cãi liên quan đến tính minh bạch. Nếu có khung hướng dẫn rõ ràng từ các cơ quan quản lý hoặc quy trình chuẩn hóa hơn, việc kêu gọi sẽ trở nên đáng tin cậy và ít gây tranh cãi hơn.

Sau đại dịch Covid-19, Nhà nước đã siết chặt quản lý với Thông tư 41/2022, yêu cầu tài khoản riêng và chứng từ rõ ràng. Nếu có thêm hướng dẫn cụ thể, thậm chí một bộ luật phi lợi nhuận như ở Trung Quốc, thì các cá nhân sẽ dễ dàng thực hiện thiện nguyện mà không vướng phải rủi ro pháp lý hay áp lực dư luận.

Lối thoát nào cho drama mẹ Bắp?- Ảnh 1.
Theo anh, bao nhiêu phần trăm chiến dịch cá nhân tạo giá trị lâu dài, bao nhiêu chỉ là “chữa cháy”?

Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng theo một khảo sát mới đây, để từ thiện bền vững thì cần sự kết hợp của nhiều bên liên quan. Nếu chỉ là hoạt động đơn lẻ của cá nhân thì rất khó tạo tác động lâu dài, chủ yếu giải quyết tình huống khẩn cấp.

Ví dụ, kêu gọi hỗ trợ chi phí điều trị cho một bệnh nhân là tạm thời – xong ca đó thì hết, nhưng còn bao nhiêu người khác không được giúp, dẫn đến bất bình đẳng. Tôi từng thấy một bạn được cộng đồng hỗ trợ, nhưng không có giáo dục kèm theo, cuối cùng lại dính nợ nần, vay nặng lãi. Từ thiện kiểu này dễ làm hư người nếu không cẩn thận.

Trước khi làm, cần suy nghĩ kỹ, tìm hiểu để đảm bảo đúng đắn – đừng dựa vào cảm xúc nhất thời. Tôi thấy giới trẻ giờ cẩn thận hơn, hay chọn quyên góp trong nhóm nhỏ có sự tin tưởng, hoặc trực tiếp hỗ trợ.

Trên thực tế, qua các câu chuyện trên mạng xã hội, anh có thấy hoạt động từ thiện nào khiến cuộc sống người nhận tệ hơn sau đó không? 

Có chứ. Ngày trước, có trường hợp một bạn bị đánh nhiều, lưng đầy hình xăm, được cộng đồng giúp đỡ rất nhiều nhưng không giáo dục bạn. Sau đó, bạn lại dính vào nợ nần, làm những việc như vay nặng lãi. Với tổ chức phát triển cộng đồng chuyên nghiệp, họ rất cẩn thận khi làm việc với người nghèo.

Họ phải đào tạo, nâng cao năng lực cho người nhận để sử dụng tiền hiệu quả, nên mất nhiều thời gian hơn. Còn nếu chỉ đưa tiền dễ dàng thì rất dễ làm hư người, có nhiều câu chuyện như vậy. Kinh nghiệm tôi làm dưới cộng đồng, đặc biệt với người nghiện ma túy, cho thấy điều đó. Trước đây, đưa tiền ngay cho họ thì họ lại dùng để chích, giờ phải tìm cách giúp họ cai dần, hỗ trợ khác ngoài việc đưa tiền trực tiếp.

Một số ý kiến cho rằng từ thiện chỉ là giải pháp tạm thời, không thể thay thế các giải pháp hệ thống như cải cách giáo dục, y tế hay chính sách xã hội?

Lối thoát nào cho drama mẹ Bắp?- Ảnh 2.
Điều này hoàn toàn chính xác. Từ thiện giải quyết vấn đề trước mắt, nhưng để giúp một cá nhân hay cộng đồng phát triển bền vững, cần có những chương trình dài hạn để hỗ trợ họ tái hòa nhập và tự lập.

Để chuyển từ văn hóa cho đi vì thương cảm sang văn hóa cho đi tạo ra thay đổi, cần sự kết hợp của ba yếu tố: các tổ chức chuyên nghiệp làm việc bài bản, doanh nghiệp và cá nhân sẵn sàng đóng góp, và sự hỗ trợ từ chính sách pháp luật.

Bên cạnh đó, giáo dục đóng vai trò then chốt. Việc lồng ghép môn học về tình nguyện và giáo dục sự cho đi vào chương trình đại học sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu được cách làm từ thiện hiệu quả và bền vững, từ đó quyết định cách thức cho đi một cách thông minh và có tác động tích cực lâu dài.

Vậy theo anh, khi một người bình thường muốn quyên góp, họ nên chọn đóng góp qua cá nhân kêu gọi hay thông qua một tổ chức?

Trước khi làm từ thiện, chúng ta cần suy nghĩ kỹ và tìm hiểu để đảm bảo việc làm của mình là đúng đắn và hợp lý. Quyết định hỗ trợ một trường hợp nào đó không nên chỉ dựa vào cảm xúc nhất thời, mà cần có sự cân nhắc và lý trí để tránh những sai sót không đáng có. Như tôi đã chia sẻ, làm từ thiện phải có kế hoạch rõ ràng.

Nếu không chắc chắn, tốt nhất là nên thay đổi chính mình bằng những hành động thiết thực nhỏ nhặt nhưng bền vững, chẳng hạn như giảm thiểu rác thải nhựa bằng cách sử dụng ly giấy thay vì ly nhựa.

Khi văn hóa cho đi ngày càng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng thịnh vượng, tầng lớp trung lưu và giàu có mở rộng, giới trẻ lớn lên trong môi trường sung túc hơn sẽ có xu hướng đóng góp nhiều hơn. Tuy nhiên, sau những vụ việc gây tranh cãi liên quan đến minh bạch tài chính, họ sẽ trở nên cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn đối tượng để giúp đỡ. Họ có thể đóng góp trong những vòng kết nối nhỏ, nơi có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc trực tiếp hỗ trợ các trường hợp cụ thể.

Gần đây, mạng xã hội rầm rộ câu chuyện về Mẹ Bắp và Phạm Thoại. Dù chưa rõ ràng và ngã ngũ, nó vẫn là bài học cho người làm từ thiện. Anh đánh giá thế nào về trường hợp này?  

Tôi có nghiên cứu về sự việc này. Trong thông tin của Mẹ Bắp và Phạm Thoại cung cấp có nhiều thông tin không đồng nhất, khó kiểm chứng. Tôi không dám nói thông tin nào đúng hay sai, nhưng khi xâu chuỗi lại, rõ ràng thiếu minh bạch.

Sự thiếu minh bạch dẫn đến nhiều đồn đoán, gây khó cho người gây quỹ hiện nay và làm mất niềm tin của cả hai bên. Giờ họ phải giải quyết bằng cách minh bạch. Nếu có người đóng góp, như mạnh thường quân, muốn kiện để đòi minh bạch, cũng khó, vì đã có thông tư quy định. Nhưng nếu kiện được, nó buộc cá nhân phải minh bạch.

Nếu được ngồi trực tiếp với Phạm Thoại và Mẹ Bắp, anh sẽ khuyên họ thế nào trong thời điểm dư luận đang ồn ào này?

Tôi nghĩ họ phải đóng tài khoản ngay lập tức, vì số tiền đã vượt mong muốn ban đầu, để tránh lùm xùm thêm. Thứ hai, họ cần minh bạch dòng tiền một cách rõ ràng.

Cộng đồng hiện chỉ muốn tiền dùng cho bé Bắp và việc chữa trị, nếu tiền dùng cho việc khác thì đó là vấn đề lớn nhất. Họ muốn làm rõ tiền đóng góp là cho bé Bắp, sao lại có những khoản chi khác.

Với Phạm Thoại, tôi thấy lỗi sai là khi công bố dòng tiền, có khoản chi cho đội ngũ, chi khác, mà cộng đồng không đồng ý. Ban đầu họ kêu gọi chỉ để chữa trị, nên chi thêm nhiều tiền gây tranh cãi. Nếu đã lỡ, họ nên xin lỗi để giải quyết, hoặc nếu tôi ở vị trí đó, tôi sẽ bỏ tiền túi để trả lại, vì đã không đúng cam kết ban đầu.

Nếu Phạm Thoại muốn tiếp tục làm từ thiện bền vững hơn, anh có đề xuất hay mô hình cụ thể nào cho bạn ấy không? 

Với người nổi tiếng, như Hoa hậu H’Hen Niê, cô ấy làm từ thiện thông qua tổ chức. Ví dụ, cô hợp tác với tổ chức GAIA để trồng rừng, không dùng sức ảnh hưởng cá nhân để kêu gọi, mà tham gia cùng tổ chức chuyên nghiệp, nên hình ảnh ngày càng đẹp. Sau đó, cô làm với Operation Smile – mổ hàm ếch cho trẻ em.

Tôi từng làm ở Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam, có nhiều người nổi tiếng như Puka, Jun Vũ tham gia chạy bộ, hiến tóc cho bệnh nhân ung thư. Đó là cách chuyên nghiệp mà thế giới áp dụng, Việt Nam cũng đã có.

Thay vì tự kêu gọi, họ gắn tên tuổi với giá trị của tổ chức, đi theo sự tử tế của tổ chức đó. Giá trị của người nổi tiếng tăng lên nhờ tổ chức chuyên nghiệp.

Vụ Mẹ Bắp đã đặt ra vấn đề gì về trách nhiệm giải trình trong hoạt động thiện nguyện? Làm sao để cá nhân làm từ thiện minh bạch và đáng tin hơn?

Rất may là trước đây không có, giờ đã có ứng dụng thiện nguyện chính thức. Theo tôi, tùy vào độ tuổi và hoàn cảnh của họ, họ có thể chọn những người mà họ tin tưởng để quyên góp.

Đồng thời, theo Thông tư 41 năm 2022 của Bộ Tài chính, cả cá nhân và tổ chức khi kêu gọi từ thiện đều phải chứng minh được sự minh bạch. Chẳng hạn, với cá nhân, họ phải sử dụng một tài khoản riêng biệt, hoàn toàn mới, không dùng tài khoản nhận lương hay bất kỳ khoản tiền nào khác, mà chỉ dành riêng cho việc kêu gọi từ thiện.

Thứ hai, họ phải đảm bảo tiền trong tài khoản và chi tiêu đầu ra có chứng từ rõ ràng. Nếu không, họ sẽ bị đánh thuế dựa trên phần không chứng minh được. Ví dụ, nếu huy động được 1 tỷ mà chỉ có chứng từ giải ngân 600 triệu, thì 400 triệu còn lại sẽ bị đánh thuế, và họ phải giải trình số tiền đó đi đâu, theo Thông tư 41-2022.

Vậy theo anh, việc siết chặt quản lý như vậy có khiến lòng tốt bị đóng băng không? Nhiều người ngại vướng vào thủ tục rườm rà, anh nghĩ sao về quan điểm này? 

Tôi nghĩ luật cần cởi mở để thúc đẩy văn hóa đóng góp của người dân. Qua nhiều nghiên cứu và các trường hợp gần đây, tôi thấy người dân rất sẵn sàng đóng góp, từ nhỏ đến lớn, từ người nghèo đến người giàu.

Luật cần thúc đẩy việc này chứ không nên ngăn cản. Một vấn đề nữa là có những hoạt động từ thiện khiến người nhận bị phụ thuộc, mất động lực thoát nghèo.

Để tránh điều đó, tôi nghĩ cần ngành công tác xã hội phát triển cộng đồng. Từ thiện chỉ là hỗ trợ khẩn cấp tức thời, còn để giải quyết lâu dài thì cần quy trình 5 bước, với khảo sát và giám sát rõ ràng để giúp người nhận thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Khi làm dự án hay hoạt động, ngành này đã có sẵn quy trình. Tôi tin trong thời gian tới, ngành này sẽ được thúc đẩy, vì tháng 10 năm ngoái, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ra nghị định về công tác xã hội, khuyến khích mọi thành phần từ cá nhân, người học ngành này, đến doanh nghiệp cùng chính phủ tham gia giải quyết vấn đề cộng đồng.

Anh vừa nhắc đến 5 bước, cụ thể 5 bước đó là gì?

Bước đầu tiên là khảo sát để nắm bắt đúng nhu cầu cộng đồng, điều này rất quan trọng để đưa ra giải pháp phù hợp.

Bước thứ hai, sau khi hiểu nhu cầu, người làm phải lập kế hoạch rõ ràng để cung cấp hỗ trợ hoặc hoạt động đáp ứng nhu cầu đó.

Bước thứ ba là gây quỹ, vận động nguồn lực từ con người, xã hội, chính phủ, hoặc tổ chức khác để có đủ tài chính vận hành hoạt động.

Bước thứ tư là thực hiện hoạt động, không chỉ trên giấy mà phải triển khai thực tế dưới cộng đồng, vừa làm vừa điều chỉnh.

Bước cuối cùng là theo dõi, đánh giá xem hoạt động đó tốt không, rồi điều chỉnh cho các bước tiếp theo. Tình hình kinh tế, chính trị, cộng đồng luôn thay đổi, nên vòng quay này là liên tục với tổ chức chuyên nghiệp. Hàng năm, họ sẽ điều chỉnh hoạt động để phù hợp với nhu cầu và bối cảnh mới.

Cảm ơn về những chia sẻ vô cùng bổ ích của anh.

Related Posts

Sếp em Mailisa nói về vụ Quang Linh Vlog bị bắt, chỉ ra 3 sai lầm trong việc bán hàng: Điều thứ 1 quá chuẩn

Tối 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản – Chánh Văn phòng Bộ Công an xác nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố…

Lôi con bật khóc nức nở khi biết tin chú Quang Linh bị bắt, tiếc cho công sức của chú: Chú Linh vẫn ở Angola thì tốt biết mấy

Trước khi vướng lao lý, Quang Linh từng phải lên tiếng xin lỗi khách hàng vì chất lượng sản phẩm chưa được như những lời…

Tôi cưới người đàn ông bằng tuổi bố mình, bố mẹ kiên quyết phản đối. Ngày cưới, họ không đến dự, nỗi buồn trong tôi chẳng ai thấu. Đêm tân hôn, chồng tiến đến an ủi, và điều anh làm mỗi đêm khiến tôi hạnh phúc vô cùng. Nhưng rồi, khi biết chuyện, bố mẹ tôi cũng…

Tôi cưới người đàn ông bằng với tuổi bố tôi, bố mẹ 1 mực phản đối hôn sự này. Ngày tôi cưới, bố mẹ tôi…

Cuộc sống phía sau ống kính của 4 nữ MC trùng tên Linh tại đài truyền hình VTV nhận được nhiều quan tâm của khán giả. MC Phí Linh arrow_forward_iosĐọc thêm 00:00 00:14 00:31 Phí Linh quen thuộc với khán giả qua nhiều chương trình truyền hình như The Voice, The Voice Kid, Quán Âm Nhạc, Thời Trang Và Cuộc Sống, Gương Mặt Mới… cùng nhiều sự kiện lớn. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” MC Phí Linh và ông xã cùng tên Linh. Tháng 6/2019, Phí Linh kết hôn cùng Lê Hoàng Linh – Phó trưởng phòng tiếng Anh của VTV4. Chồng Phí Linh là 1 trong số những nhân vật quyền lực nhất nhì VTV4. Anh là người đón thái tử Anh William đến với chương trình Talk Vietnam vào năm 2016. Anh cũng là người đứng sau thành công của nhiều chương trình nổi tiếng VTV như Gala Ngày Trở Về, Talk Vietnam… 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Lê Hoàng Linh là người đón thái tử Anh William đến với chương trình Talk Vietnam vào năm 2016. Đặc biệt, điểm chung của vợ chồng nữ MC là cùng tên. Ông xã của Phí Linh tên Lê Hoàng Linh, sinh năm 1986. Anh từng học cấp 3 tại trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định và tốt nghiệp Đại học Ngoại Thương. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Ông xã MC Phí Linh được khán giả gọi bằng biệt danh “quý ông quyền lực của VTV”. Ông xã Phí Linh rất tâm lý, thấu hiểu công việc của vợ vì làm cùng lĩnh vực. Trong gia đình, nữ MC khẳng định về vấn đề chi tiêu: “Linh không muốn giữ tiền của chồng! Vì theo Linh thì người đàn ông được quyền tự do tài chính của mình. Khi đó, anh ấy sẽ chủ động hơn trong việc phấn đấu cho kinh tế gia đình lẫn công việc. Theo Linh, thì đó cũng là cách để đàn ông có trách nhiệm trong việc làm ‘phình to’ túi tiền ra”. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Cặp đôi “Song Linh” của đài truyền hình Việt Nam. Cuối tháng 12/2019, vợ chồng Phí Linh hạnh phúc đón con gái đầu lòng, đặt tên ở nhà thân mật là Linkon. Đặc biệt thời điểm bé chào đời chính là khoảnh khắc đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam đạt HCV Sea Games 30. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Gia đình hạnh phúc của Phí Linh. Từ ngày lên chức mẹ, nữ MC dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Nhan sắc của “gái một con trông mòn con mắt” càng khiến Phí Linh thêm rạng rỡ trước ống kính. BTV Mỹ Linh Là gương mặt của chuyên mục Văn Hóa Sự Kiện Và Nhân Vật, BTV Mỹ Linh còn được biết tới chính là con gái của cố Giáo sư, NSND Đình Quang – nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” BTV Mỹ Linh bên người cha thân thương. Nói về người cha quá cố mà cô rất kính trọng, BTV Mỹ Linh từng chia sẻ: “Bố tôi ít khi mắng theo kiểu “con không được làm điều này, cấm làm điều kia”. Khi chúng tôi sai, bố tôi thường bảo “Sao con lại làm thế”. Bố tìm hiểu, bố cho cơ hội để trao đổi chứ không áp đặt. Tôi nghĩ điều này rất quan trọng. Nhìn sâu vào những căn nguyên, đặt câu hỏi để biết gốc rễ vấn đề, trao đổi để thấu hiểu, đó không chỉ là thái độ của người trí thức và còn là sự bao dung với cuộc sống, con người.
Khi còn bé, tôi ít để ý đến những chi tiết này, khi lớn hơn và làm nghề mới thấy những điều bố tôi nói quan trọng đến nhường nào, dù không phải lúc nào cũng dễ. Bây giờ, tôi cũng hay nhìn lên bầu trời, chắc bố tôi đã ở cùng bà nội trên đó vì bố tôi cũng rất hiền và luôn sống với tình yêu. Bố tôi yêu con người, yêu cuộc sống. Không yêu sẽ không thể sống và ra đi nhẹ nhõm như thế”. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Nữ MC được khán giả yêu mến qua chuyên mục Văn Hóa Sự Kiện Và Nhân Vật. BTV Mỹ Linh của VTV hiện sống và làm việc tại Paris, Pháp. Trong thời gian dịch Covid-19, nữ BTV gây chú ý khi chia sẻ về nhật ký những ngày Paris bị phong tỏa. Chị được xem là một nhà báo năng động, sáng tạo, dám thử thách những đề tài mới mẻ. Chị có nhiều chương trình ấn tượng khi thường trú tại Pháp. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Nữ BTV từng chia sẻ nhật ký những ngày Paris bị phong tỏa trong thời điểm dịch Covid-19. Về cuộc sống đời tư, Mỹ Linh kín tiếng, không chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội. MC Thùy Linh Sinh năm 1987, Thùy Linh là gương mặt MC được yêu thích qua các chương trình Muôn Màu Showbiz, Giai Điệu Kết Nối, Bài Hát Yêu Thích… Nữ MC xinh đẹp được khán giả ưu ái đặt danh hiệu “MC có nụ cười đẹp nhất VTV”. Ngoài vai trò của một MC, Thùy Linh còn tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim như Matxcơva – Mùa Thay Lá, Viết Tiếp Bản Tình Ca, Và Anh Sẽ Trở Lại… 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Thùy Linh và ông xã Đức Hiếu. Tháng 1/2021, Thùy Linh về chung nhà với bạn trai kém 5 tuổi là diễn viên Phùng Đức Hiếu. Ông xã của nữ MC góp mặt trong nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như Hồ Sơ Cá Sấu, Ngôi Nhà Hạnh Phúc, Phố Trong Làng… Đức Hiếu gặp Thùy Linh trong 1 dự án phim hài Tết. Khi đó, ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, anh đã cảm mến cô MC xinh đẹp. Khi biết cô hơn 5 tuổi, anh vẫn quyết tâm không bỏ cuộc. Sau 8 tháng “cưa cẩm”, anh quyết định cầu hôn. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Thùy Linh hơn ông xã 5 tuổi. Thời điểm Thùy Linh quyết định kết hôn với người kém tuổi, mọi người trong gia đình đều lo lắng, nói cô nên suy nghĩ lại. “Quan điểm của Linh trong tình yêu hơi cổ hủ. Tôi luôn nghĩ mình phải đi tuần tự các giai đoạn từ bạn bè, chuyển sang thích rồi yêu. Các giai đoạn phải kéo dài từ vài tháng hoặc hơn một năm trở lên. Đức Hiếu là người phá vỡ kỷ lục vì thời gian cưa cẩm rất nhanh”, Thùy Linh chia sẻ về chuyện tình yêu. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Hôn nhân ngọt ngào của “MC có nụ cười đẹp nhất VTV”. Khi về chung nhà, Thùy Linh càng nhận thấy sự chững chạc của ông xã. Cô nói bản thân luôn có cảm giác được là trẻ con khi ở bên cạnh Đức Hiếu. Hiện tại hôn nhân của cặp đôi ngập tràn tiếng cười và sự lãng mạn. Nhan sắc nữ MC ngày càng tươi trẻ cho thấy đời sống tinh thần viên mãn. MC Hoàng Linh 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” MC Hoàng Linh sinh năm 1985. Nhắc tới nữ MC tên Linh ở đài truyền hình VTV không thể không nói đến Hoàng Linh – người từng gắn bó với chương trình Chúng Tôi Là Chiến Sĩ. Cô đồng hành với chương trình hơn 15 năm tính đến tháng 5/2022. Bên cạnh đó, Hoàng Linh còn gắn liền tên tuổi với Café Sáng Với VTV3, Giờ Thứ 9… 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Hoàng Linh gắn bó với chương trình Chúng Tôi Là Chiến Sĩ hơn 15 năm. Trước khi xây dựng tổ ấm với ông xã hiện tại – đạo diễn Mạnh Hùng, Hoàng Linh từng kết hôn với MC Trung Nghĩa và có với nhau 2 cậu con trai sinh đôi. Tuy nhiên, cả 2 đã ly hôn sau 10 năm chung sống. Về phía Mạnh Hùng, anh cũng từng trải qua 1 đời vợ và có con trai riêng. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Hoàng Linh bên 2 con trai sinh đôi. Ông xã hơn Hoàng Linh 6 tuổi, là người khiến cô ngưỡng mộ tính cách. Hoàng Linh nói ông xã là người điềm đạm, nhẫn nại. Khi ở bên cạnh Mạnh Hùng, cô được là chính mình thoải mái và trẻ con hết mức có thể. Cô thường gọi ông xã là “anh Rùa”. Tháng 9 năm ngoái, vợ chồng Hoàng Linh đón chào thêm thành viên là 1 bé gái, được đặt tên ở nhà là Kichi. 4 MC cùng tên Linh: Người có bố là nguyên Thứ trưởng, người lấy “quý ông quyền lực của VTV” Vợ chồng Hoàng Linh – Mạnh Hùng đón con gái vào năm ngoái. Hoàng Linh và ông xã gặp gỡ nhau khi cùng làm việc tại nhà đài. Hiện tại, đạo diễn Mạnh Hùng không còn công tác tại Đài truyền hình Việt Nam mà chủ yếu tập trung công việc tại TPHCM.

Cuộc sống phía sau ống kính của 4 nữ MC trùng tên Linh tại đài truyền hình VTV nhận được nhiều quan tâm của khán…

MC nhiều hình xăm nhất VTV” bất ngờ khoe hình xăm ở vị trí h:iể:m – Ý nghĩa sâu xa khiến ai cũng phải bất ngờ!

MC Hoàng Linh (SN 1985) là gương mặt quen thuộc với khán giả, ghi dấu qua nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng trên sóng…

“Nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” – nữ MC nhiều hình xăm nhất VTV khoe được chồng đạo diễn chăm hết nấc sau sinh! Ai bảo U40 sinh con là cực? Làm mẹ su//ng sư///ớng

MC Hoàng Linh tên thật là Nguyễn Hoàng Linh, sinh năm 1985. Cô là một trong số những MC gây ấn tượng với nhiều khán…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *